[Giáo dục -Một Thế Giới] - G.S Hồ Ngọc Đại: Nền giáo dục đang cần một “cú hích” lịch sử

Đó là quan điểm của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, nguyên Viện trưởng viện giáo dục - cha đẻ của mô hình thực nghiệm, người dành cả cuộc đời để bênh vực và bảo vệ trẻ con, về “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục". Báo Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi ngắn với giáo sư trước sự đổi mới nền giáo dục hiện nay.


Thưa giáo sư, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và là mối quan tâm hàng đầu toàn dân. Qua hai năm thực hiện, ông đánh giá như thế nào về lộ trình đổi mới này?
Chừng nào chúng ta còn dùng “đôi chân thịt” để ra sức, để quyết tâm, để thi đua thì nền giáo dục còn dậm chân tại chỗ, còn thất bại lâu dài và không thể đổi mới căn bản, toàn diện được. Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục theo nguyên tắc mới, ở đó thầy không giảng giải, trò không cần cố gắng mà vẫn dạy tốt, học chắc… 40 năm trước mà nhắc đến chuyện này thì có vẻ tào lao quá! Thế nhưng lịch sử đã thay đổi, đã đến lúc 1 ngày bằng 20 năm rồi…

Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục dành cho 100% dân cư, ai cũng được học và ai cũng học được. Giải pháp giáo dục cho 100% dân cư phải là giải pháp an toàn tuyệt đối, không tiềm ẩn bất cứ mối đe dọa nào.

Phải chăng chúng ta đang thiếu một “cú hích” thực sự để tạo ra một giải pháp giáo dục an toàn tuyệt đối, không tiềm ấn bất cứ mối đe dọa nào?

Đúng! Nền giáo dục của ta đang cần một “cú hích” lịch sử thực sự. Lịch sử vận động không ngừng, nhiều cái chưa kịp mới đã cũ. Nói như vậy để thấy rằng, cái tốt đẹp nhất của thời điểm hiện tại cũng không thể mang áp dụng cho giai đoạn sau. “Đã đến lúc “1 ngày bằng 20 năm”, lịch sử luôn vận động không ngừng, nhiều cái chưa kịp mới đã cũ. Giải pháp giáo dục cho 100% dân cư hiện đại phải an toàn tuyệt đối, không tiềm ẩn bất cứ mối đe dọa nào…”
GS.TSKH Hồ Ngọc Đại Phải thay đổi toàn bộ, thay đổi về nội dung, phương pháp, thể chế tổ chức, các quan hệ trong nhà trường,… và quan hệ xã hội. Lớp học ngày xưa là “nhà thờ” nhưng lớp học hiện đại phải là “cuộc sống”, giáo viên giao việc, học sinh làm.

Ông nghĩ sao khi lâu nay chúng ta vẫn mặc nhiên một “định kiến”, học sinh miền núi nhận thức yếu kém hơn học sinh miền xuôi?

Năm 2011, các nhà khoa học Mỹ công bố 99,94% trẻ em hiện đại sinh ra có bộ óc giống nhau. Vậy mà ngàn đời nay chúng ta vẫn mặc định, trẻ em dân tộc kém hơn trẻ em Kinh, trẻ em miền núi kém hơn trẻ em đồng bằng… Tôi đã khóc vì vui sướng khi đọc kết quả này. Khi trẻ con được sống bình thường, biết ăn cơm bình thường, mặc quần áo bình thường, lao động bình thường thì việc đến trường cũng hết sức bình thường và khả năng tiếp thụ của chúng là như nhau nếu được hướng một môi trường giáo dục tốt như nhau… Ông đã từng nói, học sinh là nhân vật trung tâm, là xác, là hồn của nền giáo dục. Tất cả những quyết sách giáo dục đều nhằm phục vụ lợi ích của người học. Từ thực tế giáo dục hiện nay, ông đánh giá như thế nào về phần “xác” và phần “hồn” của nền giáo dục nước nhà? Trong giáo dục, "học sinh là nhân vật số 1, nhân vật trung tâm, là xác, là hồn của nền giáo dục…”. Thế kỷ 21 trẻ con hoàn toàn khác, khác cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Không cần cái mẹo gì với trẻ con đơn giản chỉ cần trân trọng nó, giúp nó, đồng cảm với nó, chia sẻ với nó, vui cùng vui, buồn cùng buồn với nó. Dạy trẻ con hiện đại phải đổi mới cả về lý thuyết lẫn thực hành. Nguyên tắc mới của nền giáo dục hiện đại là học gì được nấy, học đâu chắc đấy, ai cũng được học và ai cũng học được. Trên lớp, thầy cô không cần giảng giải, học trò không cần cố gắng nhưng vẫn dạy tốt, học chắc. Vì học gì được nấy nên không có điểm số, không có thi đua, không có khen thưởng… Phương pháp giáo dục mới phải lấy học sinh làm chuẩn, phục vụ học sinh, tôn trọng học sinh.
Giáo sư đã khẳng định: "Xác định đúng mục tiêu của ngành giáo dục thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục"

Dường như hàng ngàn năm nay, nền giáo dục của ta vẫn chưa thoát ra khỏi cái lối mòn truyền thống?

Không thể phủ nhận điều đó. Hàng ngàn năm, giáo dục Việt Nam vẫn đi theo một lối mòn, giáo dục lấy thầy cô giáo làm chuẩn, tung hô khẩu hiệu, xếp thi đua, khen thưởng,… mà không biết rằng, giáo dục trẻ em phải dựa chính vào trẻ em. Thầy cô giáo không làm chuẩn được cho học sinh, cha mẹ cũng không làm chuẩn được cho con cái. Dạy trẻ thì hãy lấy trẻ làm chuẩn.

Vậy để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, chúng ta cần những giải pháp giáo dục an toàn như thế nào thưa ông?

Để nâng cao chất lượng giáo dục không còn cách nào tốt hơn là phải cấp cho nó năng lượng vật chất lớn hơn hiện có. Tất cả những việc làm của giáo dục đều vì một nhân vật, đó là học sinh. Trong giáo dục, học sinh là nhân vật số 1, nhân vật trung tâm, là xác, là hồn của nền giáo dục

Chương trình các môn học nên lựa chọn theo nguyên tắc “tối thiểu”, tức là “chỉ chọn những gì không thể không có”. Phương pháp đảm bảo cho 100% dân cư hiện đại là ai làm cũng được, làm gì được nấy, làm đâu chắc đấy, làm nhiều có nhiều, làm ít có ít, không làm không có và phải làm bằng sức lao động sống của chính mình.

Cách dạy trẻ tốt nhất là hướng dẫn cho trẻ biết cần phải chiếm lĩnh cái gì và chiếm lĩnh bằng cách nào. Xác định đúng mục tiêu của ngành giáo dục thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục.

Trân trọng cảm ơn giáo sư! Hà Thu thực hiện